Sơn lau - kĩ thuật sơn gỗ chủ đạo của Fego – FEGO
Sơn lau: Kĩ thuật độc đáo được Fego sử dụng để lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ

Sơn lau: Kĩ thuật độc đáo được Fego sử dụng để lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ

Trong làm mộc, sơn là công đoạn gần cuối nhưng cũng không kém phần quan trọng (thật ra là rất quan trọng). Sơn vừa là bước hoàn thiện thẩm mỹ của sản phẩm mộc (màu sắc), vừa là bước đảm bảo độ bền cho bề mặt gỗ (sơn phủ bảo vệ).

Mỗi loại sơn và kĩ thuật sơn đều cho ra kết quả khác nhau dù ít hay nhiều. Tuỳ thuộc vào hiệu quả mong muốn, người thợ mộc sẽ lựa chọn phương pháp sơn phù hợp. Ở Fego, chúng tôi sử dụng kĩ thuật lau sơn gốc nước - một kĩ thuật độc đáo giúp lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Trong bài viết này, Fego sẽ chia sẻ với bạn: Sơn lau là gì? Và đặc điểm của kĩ thuật này.

Sơn lau là gì?

Sơn lau là một phương pháp phủ sơn trên gỗ bằng cách lau tay, thay vì sơn phun hay dùng cọ quét. Người thợ nhúng khăn trực tiếp vào sơn và lau trực tiếp lên sản phẩm. Với kĩ thuật này, sơn sẽ thấm xuống gỗ thay vì chỉ tạo lớp phủ lên bề mặt, giữ được vẹn nguyên các đường vân gỗ độc đáo.

Fego sử dụng sơn lau gỗ gốc nước, vì vậy, sau khi nước sơn thấm xuống gỗ sẽ bay hơi và chỉ còn phần màu ở lại, tạo thành màng màu. Điều này cũng giải thích tại sao sơn lau không tạo lớp phủ màu dày ở mặt ngoài của gỗ.

Chú thích: Bề mặt một tấm gỗ khi đã trải qua quy trình sơn lau tại xưởng Fego. Các đường vân vẫn gợn thật rõ ràng và nổi bật.

Đây cũng là một trong những kĩ thuật sơn phù hợp nhất với gỗ thông bởi độ bám màu của loại gỗ này rất tốt. Bản chất gỗ thông thuộc loại soft-wood nên kết cấu bên trong có độ xốp nhất định, sơn sẽ dễ thấm xuống gỗ hơn.

Bởi thế, Fego sử dụng kĩ thuật này trong hầu hết các sản phẩm, phần vì chất liệu chủ đạo của chúng tôi là gỗ thông, phần vì bản thân Fego muốn lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ hết sức có thể.

Chú thích: Hình ảnh người thợ đang lau những lớp sơn đầu tiên. Sở dĩ phần sơn đã khô bị nhạt đi là vì đã thấm xuống gỗ. Để màu đậm hơn, người thợ cần lau thêm các lớp khác để có cường độ màu như ý.

Chú thích: Một tấm gỗ đang được phơi chờ sơn khô.

Ở phần trên, bài viết đã cung cấp góc nhìn tổng quan về kĩ thuật sơn lau. Vậy tóm lại, ưu điểm và nhược điểm của kĩ thuật này là gì và thường được ứng dụng như thế nào?

Ưu điểm và nhược điểm của kĩ thuật sơn lau

1.1. Ưu điểm

 

- Không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết như sơn phun, trong khi sơn phun cần có sự điều chỉnh theo thời tiết, độ ẩm...

- Không cần nhiều máy móc hỗ trợ, chỉ cần khăn lau hoặc chổi quét là có thể dễ dàng thực hiện.

- Sơn thấm xuống bề mặt giúp nổi vân gỗ, không sợ bị bong tróc trong thời gian dài.

- Tính thẩm mỹ cao.

- Bởi sơn lau gốc nước có thành phần chính là nước, sử dụng rất ít các dung môi hữu cơ -> thân thiện với môi trường và sức khoẻ người dùng.

1.2. Nhược điểm

- Tốc độ hoàn thiện chậm hơn sơn phun vì được lau thủ công bằng tay.

- Khó ứng dụng trong các công trình lớn.

- Có thể xảy ra tình trạng hao hụt sơn do một phần sơn thấm vào khăn lau, một phần do khó thấm trên bề mặt gỗ.

- Đòi hỏi sự tỉ mỉ cao độ khi thi công để tránh hiện tượng sơn bị chồng lên nhau ngoài ý muốn, gây ra hiện tượng sạm đen ở bề mặt gỗ.

- Do đặc điểm của sơn lau gốc nước là thấm xuống bề mặt gỗ, sẽ có hiện tượng bão hoà khi lau sơn đến một mức độ nào đó và không thể tiếp tục lau để điều chỉnh màu sắc nữa, trong khi sơn phun PU màu là phủ tạo màng nên việc điều chỉnh màu sắc sẽ trở nên dễ dàng hơn.

- Khó thực hiện trên các loại gỗ có bề mặt sần sùi hoặc vân quá nổi vì sơn sẽ không thấm đều.

Từ những ưu nhược điểm trên, phương pháp sơn lau được sử dụng phổ biến nhất ở các xưởng gỗ nhỏ hoặc được các tín đồ DIYs lựa chọn vì không cần nhiều thiết bị phức tạp và dễ dàng thực hiện.

Kĩ thuật lưu giữ vẻ đẹp tự nhiên của gỗ

Rõ ràng, sơn lau là một kĩ thuật độc đáo. Khác với kĩ thuật sơn phun, phủ trực tiếp lên bề mặt và làm mờ, thậm chí mất vân, khiến bề mặt bị "lì" và trở nên đơn sắc, thì sơn lau cho phép ta bảo toàn vẹn nguyên vẻ đẹp nguyên bản của gỗ.

Lớp sơn thấm xuống bề mặt gỗ giúp hệ vân không bị phủ mờ. Thậm chí, bạn vẫn có thể feel được các đường vân nổi - đây là trải nghiệm từ chính những khách hàng tại Fego. :D

Chú thích: Bề mặt bàn Rustic 3.8 được sử dụng kĩ thuật sơn lau. Hệ thống vân và mắt gỗ độc đáo vẫn được giữ lại dù đã được sơn phủ 3 lớp tiêu chuẩn.

Chú thích: Các vân gỗ nổi trên nền sơn nâu rustic trông thật sống động.

Tuy vậy, do đặc thù phải lau sơn bằng tay, kĩ thuật này đòi hỏi khá nhiều công sức và thời gian vì phải lau đi lau lại, đảm bảo sơn thấm đều và đúng cường độ màu mong muốn, nhưng bù lại sẽ tận dụng được ưu điểm của gỗ tự nhiên.

Đồng thời, người thợ cũng cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận khi thực hiện lau, đảm bảo toàn bộ chi tiết của sản phẩm đều được phủ sơn và đều màu.

Chú thích: Từng bộ phận sản phẩm đều được lau cẩn thận bằng tay, đảm bảo sơn phủ đều tất cả các chi tiết.

Dĩ nhiên, vì đặc thù trong kĩ thuật sơn lau kể trên, sẽ khá khó khăn khi thực hiện các công trình lớn vì đòi hỏi một nguồn nhân lực nhất định. Dẫu vậy, ở Fego, sơn lau đã trở thành kĩ thuật chính và được chúng tôi áp dụng trong gần như tất cả các công trình lớn nhỏ, chỉ trừ khi khách hàng có yêu cầu về kĩ thuật khác.

Chú thích: Một góc công trình cửa hàng do Fego thi công. Toàn bộ nội thất đều sử dụng kĩ thuật sơn lau quen thuộc. Nhìn từ xa, bạn vẫn thấy được những vân, mắt gỗ thật sinh động đúng không? :D

Kĩ thuật này đã chinh phục được rất nhiều khách hàng yêu thích sự độc đáo, nguyên bản của gỗ tự nhiên; đồng thời cũng vừa ý những vị khách tinh tế nhất - vừa tiếp xúc với sản phẩm đã nhận ra ngay đặc điểm vân nổi trên bề mặt. :D

Nếu bạn đang có nhu cầu kiến thiết một không gian mang hơi thở tự nhiên, với chất liệu gỗ gần gũi, bền chắc, đừng ngần ngại liên hệ Fego ngay để được hỗ trợ tư vấn, thiết kế và lắp đặt nhanh nhất nhé!

-

Fego Woodworker - Nội thất Customized

🤙 Hotline: 0346 547 945

📍 Address: Nhà SB 16 FLC Garden City, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 

 

 

 

 

← Bài trước Bài sau →